Kéo một hơi "pin" khá dài từ chiếc điếu cày ở quán trà vỉa hè, Quân nhắm mắt lim rim, miệng hướng lên trời, nhả khói. Trong khi đó, mấy cậu bạn ngồi cạnh luôn miệng: "Phê rồi thì lượn cho anh em còn sạc".
Khuất sau làn khói xanh, mờ từ chiếc điếu cày ở quán trà đá vỉa hè trên đường Phùng Hưng là những khuôn mặt còn vẻ học trò của tổ "học sinh chuyên cần" 9x - cách gọi khác của nhóm nghiện hút "pin", hay cần sa.
Sau một hơi rít dài, Quân - học sinh một trường THPT ở quận Hai Bà Trưng - mắt nhắm, từ từ ngẩng mặt, chu miệng phả khói. Khi Quân buông điếu, cậu bạn ngồi cùng giật lấy và "sạc pin" liên tục, phả những làn khói xanh.
"Ở những chỗ như thế này ngày nào cũng 2 đến 3 lượt chúng nó hút 'pin' bằng điếu cày. Vì giống thuốc lào nên ai mà biết được đấy là cần sa", Thành, một dân chơi thường hay qua đây ngồi uống nước chia sẻ.
Một học sinh tên Nam cho hay, lúc đi học thì giấu cái điếu cày nhỏ vào trong túi, đến trường mang vào nhà vệ sinh giấu một chỗ. "Đến khi ra chơi chạy vào đó sạc và phê như thường", Nam nói.
Cả nhóm cười phá sau khi nghe Quân, một cậu bạn nói về cách đối phó với bố mẹ khi bị bắt thử nước tiểu vì nghi ngờ dính ma túy: "Trước khi thử nước tiểu khoảng một tiếng, uống vài viên thuốc tránh thai. Dùng que thử, không lên vạch nào, ông bà hết nghi ngờ.".
Đây chỉ là một trong số khá nhiều điểm hút "pin" tại Hà Nội. Tài mà hay cần sa thường được giới trẻ gọi là "pin", "cỏ". Chất ma túy dạng nhẹ này nằm trong danh mục cấm buôn bán, tàng trữ và sử dụng, bị xử phạt giống như các loại ma túy. Theo nhiều bạn trẻ, họ hút "pin" là đua nhau, "thể hiện đẳng cấp", tò mò; muốn kích thích thần kinh... mà ít bị phát hiện.
Loại "pin" mà giới trẻ thường hút bằng điếu cày
Hiện ở Hà Nội việc mua tài mà không mấy khó khăn, chỉ cần một cuộc điện thoại kèm theo "mật khẩu" là có thể "điều hàng" vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Vừa đỗ chiếc Lead đen trước quán nước vỉa hè trên phố Trần Hưng Đạo, nơi tổ "pin" thường tạt qua đây để "sạc", một thanh niên chừng 20 tuổi tóc nhuộm đỏ điện thoại gọi "hàng": "Alô! Em là H. đi con Lead màu đen, biển... anh còn cỏ không, mang cho em hai lít ra góc phố Trần Hưng Đạo nhé".
Khoảng 30 phút sau, "hàng" đã được giao tận tay người thanh niên tại một địa điểm đã hẹn cách đó không xa.
Chưởng, một dân chơi tài mà chuyên nghiệp cho biết, ở Hà Nội có một số loại "pin" xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Canada và tự trồng ở Việt Nam. Giá của một gói "pin" nhỏ là 200.000 đồng, nếu mua điếu quấn giấy OCB giống thuốc lá thì mỗi điếu giá 100.000 đồng.
Gần đây, nhiều dân chơi còn săn thêm cả nhựa cây cần sa, với giá 200.000 -300.000 đồng một bánh nhỏ. "Khi hút trên điếu OCB, bôi ít nhựa này vào thì sẽ kích thích khiến cảm giác phê nhanh hơn", Chưởng nói.
Cũng theo dân chơi này, nhiều cậu mới đầu dùng tưởng tốn ít tiền nhưng chơi dần đâm nghiện nặng, ngày nào cũng phải "sạc" 2-3 lần, "mỗi lần một điếu OCB, rồi càng ngày thấy "thiếu 'pin' là không thể sống được".
"Pin" được ngụy trang bằng giấy OCB nhìn giống điếu thuốc lá.
Mỗi tháng riêng số tiền Chưởng nướng vào "pin" trung bình khoảng 3-4 triệu đồng. Việc học hành của cậu thường xuyên bị sao nhãng. "Bọn em vẫn tới lớp học bình thường, nhưng không tập trung được, ngồi trong lớp cứ như đang ở trên mây, lúc nào cũng có cảm giác phê", Chưởng nói.
Cậu bạn đi cùng Chưởng kể, mỗi lần đi hút cùng đám bạn học phổ thông, khi hút xong nhìn mặt ai nấy đều méo mó, hoặc dài ra mấy centimet. Có người mới tập tọe, không chịu được còn nôn thốc nôn tháo, có người thì "cười sằng sặc như ma làm".
"Sợ nhất là trưa hôm qua, một đứa vừa đi học về, đang đói bụng, thấy nhóm sạc pin ở quán trà đá cũng nhảy vào làm vài hơi, rồi phê, nhảy lên xe phi ra đường đánh võng như điên. Cả nhóm chạy ra can ngăn mãi không được", cậu học trò này kể thêm.
Trao đổi với PV, tiến sĩ Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện 103 cho biết, sử dụng cần sa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm sinh lý, như thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn cơ thể gầy còm.
Nếu lạm dụng cần sa quá mức sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng sinh sản của cả nam và nữ, thậm chí sử dụng nhiều sẽ dẫn đến vô sinh.
Khuất sau làn khói xanh, mờ từ chiếc điếu cày ở quán trà đá vỉa hè trên đường Phùng Hưng là những khuôn mặt còn vẻ học trò của tổ "học sinh chuyên cần" 9x - cách gọi khác của nhóm nghiện hút "pin", hay cần sa.
Sau một hơi rít dài, Quân - học sinh một trường THPT ở quận Hai Bà Trưng - mắt nhắm, từ từ ngẩng mặt, chu miệng phả khói. Khi Quân buông điếu, cậu bạn ngồi cùng giật lấy và "sạc pin" liên tục, phả những làn khói xanh.
"Ở những chỗ như thế này ngày nào cũng 2 đến 3 lượt chúng nó hút 'pin' bằng điếu cày. Vì giống thuốc lào nên ai mà biết được đấy là cần sa", Thành, một dân chơi thường hay qua đây ngồi uống nước chia sẻ.
Một học sinh tên Nam cho hay, lúc đi học thì giấu cái điếu cày nhỏ vào trong túi, đến trường mang vào nhà vệ sinh giấu một chỗ. "Đến khi ra chơi chạy vào đó sạc và phê như thường", Nam nói.
Cả nhóm cười phá sau khi nghe Quân, một cậu bạn nói về cách đối phó với bố mẹ khi bị bắt thử nước tiểu vì nghi ngờ dính ma túy: "Trước khi thử nước tiểu khoảng một tiếng, uống vài viên thuốc tránh thai. Dùng que thử, không lên vạch nào, ông bà hết nghi ngờ.".
Đây chỉ là một trong số khá nhiều điểm hút "pin" tại Hà Nội. Tài mà hay cần sa thường được giới trẻ gọi là "pin", "cỏ". Chất ma túy dạng nhẹ này nằm trong danh mục cấm buôn bán, tàng trữ và sử dụng, bị xử phạt giống như các loại ma túy. Theo nhiều bạn trẻ, họ hút "pin" là đua nhau, "thể hiện đẳng cấp", tò mò; muốn kích thích thần kinh... mà ít bị phát hiện.
Loại "pin" mà giới trẻ thường hút bằng điếu cày
Hiện ở Hà Nội việc mua tài mà không mấy khó khăn, chỉ cần một cuộc điện thoại kèm theo "mật khẩu" là có thể "điều hàng" vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Vừa đỗ chiếc Lead đen trước quán nước vỉa hè trên phố Trần Hưng Đạo, nơi tổ "pin" thường tạt qua đây để "sạc", một thanh niên chừng 20 tuổi tóc nhuộm đỏ điện thoại gọi "hàng": "Alô! Em là H. đi con Lead màu đen, biển... anh còn cỏ không, mang cho em hai lít ra góc phố Trần Hưng Đạo nhé".
Khoảng 30 phút sau, "hàng" đã được giao tận tay người thanh niên tại một địa điểm đã hẹn cách đó không xa.
Chưởng, một dân chơi tài mà chuyên nghiệp cho biết, ở Hà Nội có một số loại "pin" xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Canada và tự trồng ở Việt Nam. Giá của một gói "pin" nhỏ là 200.000 đồng, nếu mua điếu quấn giấy OCB giống thuốc lá thì mỗi điếu giá 100.000 đồng.
Gần đây, nhiều dân chơi còn săn thêm cả nhựa cây cần sa, với giá 200.000 -300.000 đồng một bánh nhỏ. "Khi hút trên điếu OCB, bôi ít nhựa này vào thì sẽ kích thích khiến cảm giác phê nhanh hơn", Chưởng nói.
Cũng theo dân chơi này, nhiều cậu mới đầu dùng tưởng tốn ít tiền nhưng chơi dần đâm nghiện nặng, ngày nào cũng phải "sạc" 2-3 lần, "mỗi lần một điếu OCB, rồi càng ngày thấy "thiếu 'pin' là không thể sống được".
"Pin" được ngụy trang bằng giấy OCB nhìn giống điếu thuốc lá.
Mỗi tháng riêng số tiền Chưởng nướng vào "pin" trung bình khoảng 3-4 triệu đồng. Việc học hành của cậu thường xuyên bị sao nhãng. "Bọn em vẫn tới lớp học bình thường, nhưng không tập trung được, ngồi trong lớp cứ như đang ở trên mây, lúc nào cũng có cảm giác phê", Chưởng nói.
Cậu bạn đi cùng Chưởng kể, mỗi lần đi hút cùng đám bạn học phổ thông, khi hút xong nhìn mặt ai nấy đều méo mó, hoặc dài ra mấy centimet. Có người mới tập tọe, không chịu được còn nôn thốc nôn tháo, có người thì "cười sằng sặc như ma làm".
"Sợ nhất là trưa hôm qua, một đứa vừa đi học về, đang đói bụng, thấy nhóm sạc pin ở quán trà đá cũng nhảy vào làm vài hơi, rồi phê, nhảy lên xe phi ra đường đánh võng như điên. Cả nhóm chạy ra can ngăn mãi không được", cậu học trò này kể thêm.
Trao đổi với PV, tiến sĩ Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện 103 cho biết, sử dụng cần sa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm sinh lý, như thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn cơ thể gầy còm.
Nếu lạm dụng cần sa quá mức sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng sinh sản của cả nam và nữ, thậm chí sử dụng nhiều sẽ dẫn đến vô sinh.